Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các đề xuất, giải pháp thúc đẩy phát triển chữ ký số nêu tại Công văn số 1431/BTTTT-NEAC ngày 16/4/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông; trên cơ sở đề xuất của Sở Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 1227/STTTT-CĐSBCVT ngày 31/5/2024.

Chữ ký số ngày càng được sử dụng phổ biến hơn không chỉ trong các hoạt động giao dịch điện tử giữa các công ty mà chữ ký số cá nhân cũng đang được nhiều người lựa chọn sử dụng. Vậy chữ ký số là gì? Việc tạo chữ ký số cá nhân mang lại lợi ích gì cho chúng ta?

 

1. Chữ ký số là gì?

Chữ ký số cá nhân được biết tới là một loại chữ ký điện tử và có giá trị ngang với chữ ký tay. Thường được dùng để xác minh danh tính của cá nhân ký các văn bản, giao dịch trực tuyến. Ngoài ra, chữ ký số còn có tác dụng giúp bạn kê khai nộp thuế theo hình thức trực tuyến.

Vai trò của chữ ký số được hiểu như là một chữ ký tay của cá nhân hay một con dấu của cơ quan, doanh nghiệp. Sử dụng chữ ký số, các cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp sẽ được pháp luật thừa nhận về mặt pháp lý khi thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử. Tiêu biểu một số giao dịch như ký kê khai thuế, hợp đồng điện tử, giao dịch tài chính,.

Một chữ ký số cá nhân thể hiện các thông tin:

Tên của cá nhân là chủ thể của chứng thư số đã đăng ký Tên của công ty cung cấp dịch vụ chữ ký số

2. Đặc điểm của chữ ký số

Chữ ký số giúp xác thực danh tính của chủ nhân chữ ký thông qua chứng thư số của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức Hai lớp mã khóa bảo mật thông tin, ngăn chặn tình trạng thông tin bị đánh cắp bởi hacker Chỉ cá nhân đã thực hiện chữ ký số mới có thể nhận, mở văn bản có chữ ký số. Bảo đảm sự an toàn trong việc sử dụng thông tin điện tử Chữ ký số một khi đã thực hiện thì bạn không thể xóa bỏ và không thể thay thế

Ngoài ra, đối tượng sở hữu chữ ký số cá nhân cũng có khác biệt:

Các cá nhân nằm trong doanh nghiệp, tổ chức sử dụng chữ ký số cá nhân để ký các văn bản nằm trong quyền hạn, chức vụ Các cá nhân có nhu cầu sử dụng chữ kỹ số cá nhân để ký các văn bản, nội dung điện tử..

3. Tầm quan trọng của việc sử dụng chữ ký số cá nhân:

- Nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ công: Chữ ký số giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian và chi phí cho cả cơ quan nhà nước và người dân.

- Tăng cường tính minh bạch và an toàn trong giao dịch điện tử: Chữ ký số giúp đảm bảo tính bảo mật, chống giả mạo và tăng cường niềm tin cho người dân khi tham gia giao dịch điện tử.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế số: Chữ ký số là nền tảng quan trọng cho việc phát triển kinh tế số, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn và hiệu quả.

 4. Đối tượng sử dụng chữ ký số

Tất cả các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều có thể sử dụng chữ ký số

Đối tượng sử dụng chữ ký số hiện nay bao gồm tất cả mọi cá nhân và tổ chức. Theo đó, các cá nhân và tổ chức sẽ sử dụng chữ ký số cho những mục đích cụ thể như sau:

- Chữ ký số cho cá nhân/cá nhân thuộc tổ chức/doanh nghiệp: Được sử dụng với mục đích khai nộp thuế thu nhập cá nhân, khai báo trên trang đăng ký kinh doanh hay ký hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động,....

- Chữ ký số cho doanh nghiệp, tổ chức: Được sử dụng với mục đích kê khai thuế, nộp thuế, đăng ký BHXH, khai nộp thuế hải quan,....Bên cạnh đó, doanh nghiệp, tổ chức còn sử dụng chữ ký số trong việc ký văn bản nội bộ, ký giao dịch đối soát, ký giao dịch chuyển khoản ngân hàng,....và nhiều mục đích khác. 

5. Mục đích sử dụng chữ ký số  

Chữ ký số dùng cho mục đích gì chắc hẳn đang là một trong những vấn đề mà bạn quan tâm. Trên thực tế, chữ ký số bao gồm 3 mục đích chính, quan trọng sau đây: 

- Dùng để kê khai, nộp tờ khai, nộp các nghĩa vụ tài chính trong lĩnh vực thuế, hải quan và giao dịch chứng khoán,....Trong các trường hợp này, doanh nghiệp không cần phải in lại các tờ khai và thực hiện thủ tục đóng dấu như thông thường. 

- Dùng khi doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp như: đăng ký địa điểm kinh doanh, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hay thay đổi đăng ký kinh doanh,....Sử dụng chữ ký số trong các trường hợp này giúp doanh nghiệp đơn giản hóa thủ tục hành chính, thúc đẩy tiến độ công việc diễn ra nhanh hơn. 

- Sử dụng khi doanh nghiệp và đối tác/khách hàng của doanh nghiệp ký kết hợp đồng thông qua hình thức trực tuyến. Điều này giúp các bên tiết kiệm thời gian tối ưu trong việc di chuyển, gặp mặt trực tiếp.  

6. Lợi ích của việc sử dụng chữ ký số cá nhân đối với người dân:

Tiết kiệm thời gian và chi phí: Sử dụng chữ ký số giúp người dân tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, nộp hồ sơ thủ tục hành chính.

Nâng cao tính bảo mật: Chữ ký số giúp bảo mật thông tin cá nhân của người dân, tránh bị đánh cắp hoặc giả mạo.

Thuận tiện: Sử dụng chữ ký số mọi lúc mọi nơi với thiết bị điện tử có kết nối internet.

Có giá trị pháp lý: Chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay theo quy định của pháp luật.

7.  Lời kêu gọi:

Sở Tài nguyên và Môi trường kêu gọi các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia vào công tác truyền thông, tuyên truyền về chữ ký số cá nhân. Mỗi cá nhân hãy nâng cao nhận thức về lợi ích và cách thức sử dụng chữ ký số cá nhân để góp phần xây dựng môi trường giao dịch điện tử an toàn, tin cậy và hiệu quả.

 

Tác giả bài viết: NTNT
Nguồn tin: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Đánh giá bài viết:

Mời bạn cho điểm!